Miến dong Tây Bắc thương hiệu Nhất Thiện
Hotline Mr : Thơm : 01239830268
* Cây dong giềng có tên khoa học là
Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Agriculture .Thứ cây này mọc ở nhiều nơi trên
thế giới như nam Mỹ, Úc, Thái Lan và Ấn Độ... củ dong giềng trồng ở Việt nam có
nơi gọi củ chuối, củ chóc, rất giống củ giềng.
*Miến dong được làm từ
tinh bột dong giềng, loại thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn để thay đổi
khẩu vị hàng ngày, cũng như chế biến ra rất nhiều sản phẩm cao cấp tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu.
*Miến dong Tây bắc mang thương hiệu Thất Thiện tương đối khác biệt so với các sản phẩm cùng loại
có mặt trên thị trường, sự khác biệt đó xuất phát từ nguyên liệu và công nghệ
sản xuất, với đặc điểm: thơm và ngon, sợi miến dẻo và mềm, khi nấu không dính
và nát .. đặc biệt là đối với các sản phẩm hiện nay chỉ sản xuất theo phương
pháp thủ công tự nhiên: các sản phẩm đó được sản xuất nhờ ánh nắng mặt trời,
nước đầu nguồn và bàn tay khéo léo của bà con trên các khe, bản vùng cao.. được
người tiêu dùng rất ưu chuộng.
*Miến dong hoàn
toàn không sử dụng bất kỳ hóa chất nào nên rất đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực
phẩm và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng đặc biệt là
người ăn kiêng hay bị tiểu đường.
Miến dong ăn phải dai, nhưng nhai lại giòn, sợi miến khi nấu lên phải ánh và giữ được hương vị thơm mát của củ dong được trồng trên vùng đất đồi tây bắc.
Miến dong ăn phải dai, nhưng nhai lại giòn, sợi miến khi nấu lên phải ánh và giữ được hương vị thơm mát của củ dong được trồng trên vùng đất đồi tây bắc.
Quy trình làm miến dong Tây Bắc
*Quy trình làm miến Tây Bắc về cơ bản không khác nhiều so với những vùng làm miến khác nhưng các
công đoạn thì cầu kỳ, tỉ mỉ hơn rất nhiều, có như vậy mới cho ra những sợi miến
đặc biệt mà người tiêu dùng thưởng thức một lần rồi nhớ mãi. Ngay từ công đoạn
chọn nguyên liệu đã yêu cầu rất cao. Dong phải là thứ Dong riềng tía, ngọt mát
được lựa chọn kỹ càng tận vùng đất Bắc Cạn. Dong ấy đem về làm sạch sau đó dùng
dao nhỏ gọt bỏ những phần hỏng, cạo vỏ rồi cho vào mài nát. Sau khi dong được
làm nhuyễn được bọc vào một tấm vải màn thưa để lọc. Nước lọc dong yêu cầu là
nước mưa sạch và không có váng bẩn. Có thể dùng nước giếng nhưng phải là giếng
đào chứ không dùng giếng khoan. Sau khi đã có nước dong gột qua 2 đến 3 lần
người thợ sẽ bắt đầu quấy bột cho thật sánh. Công đoạn này rất tốn sức nên đòi
hỏi người làm miến phải dẻo dai và có sức khỏe
vì càng lúc bột càng đặc hơn, phải quấy liên tục và đều tay thì bột không bị
vón và sống.
Sau khi bột được
cho vào máy ép thành sợi miến, người thợ dàn miến ra phên và đem phơi. Quy
trình phơi cũng phải có những bí kíp riêng thì mới tạo được hương vị đặc biệt
cho miến. Độ đẹp của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ngày nắng đều và không
gắt phơi miến là đẹp nhất, vì miến khô chủ yếu bằng gió và nắng nhạt, nếu nắng
gắt quá sẽ khiến miến mất nhiệt nhanh dẫn đến sợi miến khi nấu bị khô và không
còn màu trong nữa. Thông thường một mẻ phơi đẹp là khoảng 1 nắng. Miến sau khi
phơi kỹ sẽ được gói lại, để nơi cao ráo tránh độ ẩm và được vận chuyển đi khắp
các vùng miền là món ăn không thể thiếu của biết bao người.
*Miến thường được
chia làm 2 loại đó là miến thái và miến quay zen. Miến quay zen làm khó hơn,
đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chính vì thế mà giá thành của loại này cũng cao hơn
so với miến thái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét